Đôi cánh Icarus và lính thủy đánh bộ Mỹ SEAL – Bài học cho người có rối loạn lưỡng cực

Đôi cánh của Icarus, câu chuyện lính thủy đánh bộ SEAL và “chúng ta”

Vài ngày gần đây, có một bạn nữ hỏi tớ về những diễn biến tâm lý của một người đang trải qua rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở pha hưng cảm sẽ cần hỗ trợ gì và nên làm gì để bạn ấy không mất lòng, tổn thương hay cảm thấy tội lỗi. Sau khoảng chắc 5-7 ngày ở pha hưng cảm dẫn đến loạn thần, bạn trai của bạn nữ ấy cũng cần sự hỗ trợ để nhập viện và phải tiêm thuốc để hạ nhiệt cho bộ não quá tải với đầy ý tưởng và năng lượng.

Đột nhiên tớ nghĩ, nếu tớ rơi lại trầm cảm tôi cần sự hỗ trợ như thế nào từ những người xung quanh để tôi hồi phục tốt nhất. Trên đường đi đến công ty, tớ nghĩ đến câu chuyện lính thủy đánh bộ SEAL bị buộc tay trong hồ bơi và câu chuyện đôi cánh của Icarus.

Câu chuyện 1: Đôi cánh Icarus

Đại ý câu chuyện Icarus là cha của Icarus đã làm đôi cánh từ những lông chim và kết dính chúng bằng sáp để thoát khỏi mê cung do cha chàng làm. Nếu đôi cánh ấy bay quá cao, ánh nắng mặt trời sẽ làm tan chảy sáp và rơi xuống biển.

Và tôi thấy hưng cảm cũng như thế, đôi cánh tượng trưng cho năng lực của bạn chưa tương thích với những ý tưởng thực sự rối loạn, phi tán, chạy nhanh hơn cả chú ngựa phi nước đại. Nó như ánh nắng mặt trời làm tan chảy bạn. Càng bay cao thì sức nóng của mặt trời hay “thực tế nghiệt ngã” của cuộc sống sẽ đốt cháy đôi cánh của bạn.

Ngày mà bạn rơi xuống biển hay rơi vào trầm cảm có thể tự nhiên đến nếu bạn ở hưng cảm loại 2 hoặc cần đến sự can thiệp y tế như tiêm thuốc hay nhập viện nếu hưng cảm loại 1.

Khi rơi xuống biển, bạn cần làm gì để “nhanh chóng” thoát ra khỏi trạng thái tồi tệ với những cảm xúc sợ hãi, giày vò, lạc lõng, bơ vơ, chán nản, uể oải,…Có rất nhiều từ ngữ không thể mô tả được trạng thái này nhưng hình ảnh bạn chìm trong vũng bùn, càng giãy giụa bạn càng chìm sâu. Điều khó chịu là bạn cũng không biết chính xác là khi nào bạn quay trở lại.

Đôi cánh Icarus cũng nhắc nhở chúng ta bài học về sự cân bằng, điều độ trong cuộc sống để tránh gặp phải rủi ro gây ra hưng cảm hay trầm cảm.

Xem thêm: Trầm cảm – trải nghiệm vô cùng khó diễn tả

Câu chuyện 2: Lính thủy đánh bộ Mỹ và bài kiểm tra sinh tồn dưới hồ bơi khi bị trói hết tay chân

Vậy có nên chăng hãy hoàn toàn buông lỏng, chấp nhận để bạn chạm xuống đáy rồi sau đó bật lên. Không dễ đâu, vì lý trí luôn muốn thoát khỏi bóng tối, sự khó chịu một cánh nhanh chóng. Thêm nữa, bạn cũng chẳng biết đáy đó là 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm, 2 năm.

Buông lỏng, chấp nhận ở đây không phải buông xuôi hoàn toàn, phó mặc cuộc sống mà bạn chấp nhận mình đã cạn kiệt năng lượng, cần thời gian phục hồi.

Nhưng một lần nữa, trí óc lúc này lại tra tấn cơ thể của bạn với những hối tiếc về quá khứ, dằn vặt vì việc những việc ngu ngốc đã làm, hoang mang về tương lai … Càng cố gắng chống cự, càng chống đối lại cảm giác khó chịu thì bạn lại càng kiệt sức hơn trong pha trầm cảm. Có nên chăng hãy vận dụng linh hoạt bài học của lính thủy đánh bộ Mỹ (SEAL)

Chấp nhận rối loạn lưỡng cực
Trầm cảm tró hết tay chân của bạn y hệt hình ảnh trên. Điều mà lính thủy SEAL vượt qua bài test này đó là để bản thân chìm xuống đáy hồ và nhún chân lên mặt nước, cứ như thế sau thời gian thử thách họ sẽ thoát khỏi hồ. Giai đoạn bạn rơi vào trầm cảm cũng y chang như vậy, bạn cố gắng rồi sau đó chạm đáy thất vọng, bạn cố gắng rồi sau đó chạm xuống đáy của sự hoang mang, bạn lạc quan rồi sau đó chạm xuống đáy bi quan.

Xem thêm:

Chấp nhận chẩn đoán rối loạn lưỡng cực

Vượt qua trầm cảm – Hãy làm một cái gì đó thật nhỏ xíu mỗi ngày

Hãy nhớ hình ảnh trên bạn nhé và khi bạn sắp rơi xuống đáy hãy nói to khẩu hiệu

Bật lên nào, rồi cũng sẽ vượt qua

Trầm cảm và Rối loạn lưỡng cực luôn chờ đánh gục bạn

Hình thứ 3 là ẩn dụ cuộc đời nói chung, rối loạn cảm xúc nói riêng sẽ cố dìm bạn và cách duy nhất để sống sót là tự trang bị kiến thức, kỹ năng sinh tồn.

Cách duy nhất đó là làm trang bị cho bản thân kiến thức, kỹ năng, thói quen để sinh tồn không chỉ với trầm cảm, rối loạn lưỡng cực mà còn cả những thử thách của cuộc sống.

Xem thêm:

5 Chiến lược ứng phó với rối loạn lưỡng cực

Phục hồi rối loạn lưỡng cực là một hành trình

Tốt lên mỗi ngày cùng bạn,

Tí Thật Thà

Lần 1 – 2020: Bài viết này, tớ viết sau khi phục hồi sau gần khoảng 2 năm ở trạng thái trầm cảm. Bất kì ai đang trong giai đoạn trầm cảm sẽ rất rất là khó khăn, gian nan và thử thách khi thức dậy mỗi ngày và ngủ mỗi đêm. Và mình hy vọng bài viết này phần nào khích lệ được bạn trong quá trình ấy.

Lần 2 – 2022: Mình đi làm nguyên năm 05/2020-05/2021, nhưng sau cơn hưng cảm nhẹ mình rơi vào trầm cảm lại mất hết 1,5 năm từ 05/2021-09/2022. Tháng 09/2022 mình quyết định uống thuốc Tây và cảm thấy ổn cho đến bây giờ (12/2022). Mình cũng không biết cơn trầm cảm lần sau sẽ như thế nào. Nhưng qua việc viết blog này, mình cũng đang tự trang bị kiến thức tự vệ cho những lần sau. Hy vọng mình câu chuyện ở Lần 3, Lần 4 trong bài viết này sẽ là những câu chuyện mang tính khích lệ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *