Bạn có phải người cực kỳ nhạy cảm (HSP) hay rối loạn lưỡng cực

người cực kỳ nhạy cảm HSP

Bạn đã bao giờ nghe đến HSP (Highly Sensitive Person) người cực kỳ nhạy cảm hay chưa? Có bao giờ bạn nghĩ rằng rối loạn cảm xúc lưỡng cực của bạn không phải là bệnh lý, hội chứng mà thực ra là cảm xúc của bạn quá mãnh liệt đến mức dẫn đến hưng cảm và trầm cảm?

người cực kỳ nhạy cảm HSP
Người cực kỳ nhạy cảm (HSP)

Định nghĩa người cực kỳ nhạy cảm HSP là ra đời như thế nào?

Thuật ngữ HSP là từ viết tắt của Highly Sensitive Person (người nhạy cảm cao). Thuật ngữ này được tiến sĩ tâm lý học Elaine Aron nghiên cứu và giới thiệu lần đầu vào năm 1991. Theo nghiên cứu, HSP chỉ những người có phản ứng với các kích thích bên ngoài mạnh hơn bình thường.

Cũng theo nhà tâm lý học Elaine Aron, HSP chiếm từ 15 – 20% dân số, tức là cứ 5 người trên thế giới thì có 1 người là HSP. Vì vậy, nếu bạn nằm trong nhóm này thì cũng đừng buồn, bởi bạn khác biệt chứ không dị biệt.

Người cực kỳ nhạy cảm HSP và những nhầm lẫn khi chẩn đoán rối loạn tâm thần

Những người nhạy cảm cao hấp thụ rất nhiều thông tin từ thế giới xung quanh chúng ta. Do đó, họ có thể dễ dàng trở nên lo lắng, căng thẳng, chán nản hoặc choáng ngợp. Bản chất nhạy cảm của chúng ta giúp cảm nhận được cảm xúc và mức độ căng thẳng của người khác một cách sâu sắc.

Là những người nhạy cảm về mặt cảm xúc, chúng takhông thể không đối phó với tất cả sự kích thích này theo những cách tỏ ra khó gần hay phản ứng thái quá với người khác. Ngược lại, điều này có thể dẫn đến căng thẳng hơn nữa và tổn hại đến lòng tự trọng của họ khi chúng tả cảm thấy xấu hổ hoặc bị chỉ trích bởi những người không hiểu sự nhạy cảm của người cực kì nhảy cảm HSP.

Do đó, nhiều người HSP bị chẩn đoán nhầm là mắc bệnh tâm thần như ADHD, rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn lo âu xã hội, trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực. Nhưng độ nhạy cảm cao không phải là bệnh tâm thần và là một HSP không gây ra trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực hay bất kỳ bệnh tâm thần nào khác.

Trên thực tế, theo Elaine Aron, các HSP sở hữu những nguồn lực giúp họ bảo vệ chống lại sự quá nhạy cảm. Aron gợi ý rằng với một nền giáo dục tốt, tính cách của chúng ta có thể khiến chúng ta có năng lực xã hội, kiên cường và có thể tận hưởng cuộc sống hơn một người không nhạy cảm trong cùng một môi trường.

Những người cực kì nhạy cảm HSP có rối loạn lưỡng cực

Tuy nhiên, nhiều người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cũng rất nhạy cảm, vì vậy những thách thức đi kèm với sự nhạy cảm cao có thể khiến việc đối phó với bệnh tâm thần của họ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi mức độ căng thẳng trở nên quá tải.

Nếu bạn rất nhạy cảm và mắc chứng trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực, thế giới có thể giống như một nơi choáng ngợp, kích thích quá mức mà không có lối thoát. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải cảm thấy tồi tệ về con người của mình. Có nhiều cách giúp bạn kiểm soát tình trạng và đặc điểm của mình, đồng thời đối phó với những yếu tố gây căng thẳng ảnh hưởng đến bạn trước khi chúng khiến bạn suy sụp.

Xem thêm: 6 chiến lược hiệu quả để sống chung với Rối loạn lưỡng cực

Làm thế nào để nhận biết bạn là người cực kỳ nhạy cảm cao HSP

Bạn nghĩ rằng bạn có thể là một người rất nhạy cảm? Dưới đây là một số câu hỏi đơn giản để bạn có thể tự đánh giá bản thân.

  • Môi trường ồn ào có khiến bạn muốn chạy trốn không?
  • Bạn có trở nên cáu kỉnh khi đói không?
  • Tham dự một buổi nhạc kịch, tham quan một phòng trưng bày nghệ thuật hay đọc thơ có khuấy động cảm xúc của bạn không?
  • Hiệu suất làm việc giảm khi bạn phải ôm nhiều nhiệm vụ khác nhau bởi bạn cảm thấy quá tải và căng thẳng?
  • Bạn mất khá nhiều thời gian để đưa ra quyết định.
  • Bạn thích làm việc trong môi trường yên tĩnh, riêng tư.
  • Bạn cảm nhận được cảm xúc của người khác.
  • Việc thuyết trình khiến bạn căng thẳng vì bạn không thích bị quan sát.
  • Sau một ngày dài, bạn cần thời gian yên tĩnh để nạp lại năng lượng.

Nếu câu trả lời có nhiều hơn không, rất có thể bạn là một HSP. Và xin chúc mừng, bạn là một phần của câu lạc bộ những người có tư duy sâu sắc, làm việc sáng tạo.

Cuối bài viết, mình xin trích dẫn một câu nói của Carl Jung dành cho những người cực kì nhạy cảm HSP

Sự mẫn cảm hơn người thường mang lại sự phong phú hơn trong cá tính…Chỉ có điều, khi những tình huống khó khăn hay những sự kiện bất thường xảy tới, những ưu điểm thường sẽ biến thành bất lợi rất lớn, vì sự bình tĩnh cân nhắc dễ bị rối loạn bởi những ảnh hưởng xuất hiện không đúng lúc.

Tuy nhiên, điều sai lầm nhất dễ xảy ra khi ta coi sự nhạy cảm hơn người là một đặc điểm bệnh lý. Nếu thực sự là như vậy, thì chúng ta sẽ có khoảng 1/4 dân số trên thế giới mắc bệnh tâm thần.

C. G. Jung,1995[1913], đoạn 398

Tốt lên mỗi ngày cùng bạn,

Tí Thật Thà

Nguồn tham khảo:

https://www.psychologytoday.com/us/blog/sense-and-sensitivity/201707/are-you-highly-sensitive-and-bipolar

https://afamily.vn/tam-ly-hoc-ban-co-phai-la-mot-nguoi-sieu-nhay-cam-20221016192209868.chn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *