Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe tinh thần là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng”
Nào, hãy cùng tìm hiểu 8 bí quyết đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ sau đây bạn nhé.
Thực tập chánh niệm
Chú ý đến những cảm xúc, suy nghĩ và các cảm giác như âm thanh, mùi vị, nhiệt độ, …) mà không phán xét, đè nén, cố gắn tư duy tích cực. Cố gắng cảm nhận cảm xúc trong cơ thể ở đâu và ra sao.
Xem thêm: 3 bài thực tập chánh niệm đơn giản cho người có rối loạn lưỡng cực
Thở sâu bằng bụng
Hít thở sâu bằng mũi, vào bụng và từ từ thở ra bằng miệng là một phương pháp tuyệt vời để thư giãn tâm trí và cơ thể. Hãy làm điều này bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng thực sự
Xem thêm: 7 bài luyện thở giúp quản lý căng thẳng
Hoà mình vào thiên nhiên
Hòa mình vào thiên nhiên có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Chỉ cần đi dạo, hoặc đạp xe, nằm trên bãi biển hoặc trong công viên và để ý đến những chi tiết nhỏ của thiên nhiên. Âm thanh của một con chim, kết cấu của một chiếc lá, sự trong lành của không khí – hãy chú ý những điều này và biết ơn về trải nghiệm này.
Thiết lập ranh giới
Hãy nhìn vào ranh giới trong cuộc sống của bạn. Không phải lúc nào bạn cũng phải làm những việc cho người khác. Ưu tiên sức khỏe, thời gian và nhu cầu của bản thân. Nói ‘không’ thường là phản ứng lành mạnh khi bạn biết rằng những gì được yêu cầu hoặc mong đợi ở bạn sẽ khiến bạn căng thẳng hoặc tiêu hao năng lượng của bạn.
Hãy như một đứa trẻ
Hãy tự phát và làm mọi thứ chỉ vì niềm vui, không phải vì những gì bạn đạt được khi làm điều đó hoặc vì điều gì đó là hợp lý để làm.
Cố gắng cảm nhận những gì bạn thực sự cảm thấy muốn làm trong thời điểm đó và chỉ làm điều đó.
Đối xử tốt với cơ thể của bạn
Một cơ thể khỏe mạnh là điều kiện cho tinh thần khỏe mạnh. Tập thể dục, ăn thức ăn bổ dưỡng và ngủ đủ giấc.
Xem thêm: Tầm quan trọng của giấc ngủ với người có rối loạn lưỡng cực
Hiểu sang chấn tâm lý của chính bạn
Sang chấn tâm lý thường có vẻ như là trải nghiệm khắc nghiệt chỉ những người phải đối mặt với những sự kiện khủng khiếp. Tuy nhiên, có những sang chấn tâm lý ít nghiêm trọng, khó nhận ra.
Mặc dù có thể khó thừa nhận những tổn thương của bản thân nhưng sẽ thực sự hữu ích nếu bạn hiểu được lý do tại sao tâm trí của bạn lại như vậy. Điều quan trọng là không nên phán xét và thay vào đó là nhận diện, quan sát những cảm xúc xuất hiện.
Hiểu nỗi sợ hãi của bạn
Sự sợ hãi sẽ ngăn bạn bị thương nhưng đôi khi nỗi sợ hãi lại vô lý và không hữu ích. Khi bạn hiểu mình sợ điều gì và tại sao bạn lại sợ điều đó thì bạn không cần phải lo sợ nữa. Điều này mang lại cho tâm trí của bạn cơ hội để chữa lành.
Tốt lên mỗi ngày,
Tí Thật Thà