Tầm quan trọng của giấc ngủ với người có rối loạn lưỡng cực

close up photography of woman sleeping
Tầm quan trọng của giấc ngủ với người có rối loạn lưỡng cực
Photo by Andrea Piacquadio on Pexels.com

Giấc ngủ có sự liên quan mật thiết đến tâm trạng của những người bệnh rối loạn lưỡng cực. Nhu cầu ngủ giảm có thể cảnh báo cho cơn hưng cảm mới đang xảy ra hoặc bạn ngủ nhiều mà vẫn mệt thì nhiều khả năng bạn sắp rơi vào cơn trầm cảm.

Nếu bạn chỉ uống thuốc để điều trị rối loạn lưỡng cực mà không chú ý đến tầm quan trọng của giấc ngủ thì nhiều khả năng bạn sẽ gặp khó khăn trong việc sống chung với rối loạn lưỡng cực. Trong các nghiên cứu về những người “rối loạn lưỡng cực thành công”, hầu hết đều “ám ảnh” trong việc duy trì giấc ngủ đúng thời gian, đủ thời lượng.

Xem thêm: Phục hồi rối loạn lưỡng cực là một hành trình

Vậy bạn đã thực sự quan tâm đến giấc ngủ và tìm mọi phương pháp để “bảo vệ” giấc ngủ của bản thân.

Vai trò của giấc ngủ

Cuộc sống thật khó khăn nếu thiếu đi giấc ngủ. Việc thiếu ngủ dẫn đến khả năng tập trung kém, sự chú ý bị giảm sút và khả năng phán đoán logic của chúng ta trở nên yếu ớt. Trong khi chúng ta đang ngủ, cơ thể sẽ phục hồi năng lượng đã cạn kiệt. Tương tự, não được trẻ hóa.

Glycogen, một loại đường phức hợp và dự trữ năng lượng, được hình thành. Sự trao đổi chất tổng thể giảm xuống, cho phép loại bỏ các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất khỏi tế bào.

Một số hormone nhất định được ưu tiên giải phóng trong khi ngủ, đặc biệt là những hormone thúc đẩy tăng trưởng, sửa chữa và thay thế các tế bào. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh dường như phụ thuộc, ít nhất một phần, vào giấc ngủ.

Khoa học nghiên cứu rất nhiều về giấc ngủ: giai đoạn, thời gian và chất lượng giấc ngủ. Mọi người đều chấp nhận rằng chất lượng giấc ngủ kém – ảnh hưởng mọi mức độ về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn hưng cảm, trầm cảm

Những người bị rối loạn lưỡng cực đặc biệt dễ bị các vấn đề về giấc ngủ. Một dấu hiệu đầu tiên rất phổ biến của chứng hưng cảm là giảm hoặc thậm chí mất ngủ hoàn toàn và nhận thức rằng bạn không cần ngủ. Một cảm giác tuyệt vời, tràn trề năng lượng và sự lạc quan trong bối cảnh ngủ ít, những ý tưởng bùng lên suốt đêm và não bộ dường như không thể dừng lại, chứ đừng nói đến giấc ngủ.

Mặt khác, trầm cảm thường biểu hiện như sự mệt mỏi quá mức và nhu cầu ngủ quá nhiều. Giấc ngủ phục hồi dường như biến mất và một người bị ảnh hưởng có thể cảm thấy hoàn toàn bất ổn sau khi ngủ, hoặc giấc ngủ có thể liên tục bị gián đoạn.

Hãy luôn theo dõi thời gian ngủ của bạn. Hãy báo ngay cho bác sĩ của bạn khi bạn thiếu ngủ hay không ngủ được trong vòng 2-3 ngày. Đừng chờ đến 7 ngày mới thông báo.

Một vài gợi ý để có giấc ngủ tốt hơn

  • Hãy đọc những cuốn sách về giấc ngủ để hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ.
  • Ghi chép lại nhật ký giấc ngủ về thời lượng ngủ. Bạn có thể sử dụng các app trên điện thoại hay đồng hồ thông minh sẽ tự động ghi nhận.
  • Chú ý phân tích xem điều gì từ suy nghĩ, công việc, thức ăn,…nào làm bạn khó ngủ hay dễ ngủ.
  • Đặt đồng hồ nhắc nhở thời gian đi ngủ.
  • Đừng mang điện thoại hay thiết bị điện tử nào vào phòng ngủ
  • Không đặt báo thức buổi sáng nếu không có việc gì quan trọng.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thay đổi lối sống đóng vai trò lớn trong việc sống chung tích cực với Rối loạn lưỡng cực. Duy trì thói quen ngủ lành mạnh sẽ giúp bạn dần cải thiện chất lượng cuộc sống cá nhân. Bảo vệ giấc ngủ của bạn chính là bảo vệ bản thân và những người yêu thương bạn. Cái giá của việc hy sinh giấc ngủ cho người bình thường có thể không đắt nhưng với người rối loạn lưỡng cực cái giá sẽ không hề rẻ chút nào về sự nghiệp, mối quan hệ, thậm chí là pháp lý.

Hãy chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân của bạn về việc ảnh hưởng của giấc ngủ đến chứng rối loạn lưỡng cực.

Bạn đã làm điều gì để có thể ngủ tốt hơn?

Tí,

Tham khảo từ các bài viết gốc ở đây

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *