Lời khuyên từ một người bạn thân về sức mạnh hơi thở chánh niệm

sportive woman with bicycle resting on countryside road in sunlight

Mình có một người bạn thân từ hồi đại học. Những lúc bản thân ở trạng thái trầm cảm nhất, bạn ấy luôn hỏi thăm “Dạo này ông như thế nào rồi?” khiến mình có cảm được một cảm giác được quan tâm và có động lực để bước tiếp.

Mình chia sẻ lại bài viết của người bạn ở dưới đây để chúng ta cùng tham khảo và thực hành những gì bạn ấy đã trải nghiệm

hơi thở kết nối thân và tâm
Photo by Andrea Piacquadio on Pexels.com

Một là khi những tiêu cực (giận dữ, tham lam, thị phi, thất vọng, đố kị, dục vọng tiêu cực,…). Bắt đầu khởi lên và muốn nhấn chìm mình thì tốt nhất ông đừng làm gì hết, gọi là án binh bất động.

Đừng cố đè nén nó, đừng đẩy nó ra xa, đừng chối bỏ nó. Hãy dang rộng tấm lòng ông ôm ấp lấy nó với tất cả sự yêu thương và chở che như người mẹ đối với con.

Hãy thủ thỉ là ta biết con là sân hận, đố kỵ, tuyệt vọng…ta biết mà, hãy để ta ôm con vào lòng, ta sẽ yêu thương chở che cho con.

Hãy thủ thỉ, ôm lấy chính nội tâm mình lúc đó nha ông. Khi mọi sự tiêu cực bắt đầu êm dịu và lắng xuống thì ông hãy quán chiếu nguyên nhân gốc rễ gây ra sự trỗi dậy tiêu cực đó và xử lý.

Một là hãy ôm ấp xoa dịu mỗi khi nó trỗi dậy.

Sẽ không có chuyện mình loại bỏ được các cảm xúc tiêu cực đó bằng cách kìm nén đâu ông.

Sau khi nó lắng dịu xuống sẽ phát sinh trí tuệ cho ông quán chiếu sâu sắc cội nguồn của vấn đề từ đó có cách giải quyết phù hợp.

Trong quá trình thực hành luôn hít thở sâu, kiểm soát được hơi thở của mình. Mình và hơi thở là một, mất sự kiểm soát hơi thở là không thực hành được.

Hai là ‘thấy, biết’ những việc mình đang làm tại thời điểm này

Đừng cho tâm chạy về quá khứ hoặc tương lai. Làm việc gì biết việc đó, toàn tâm toàn ý cho hiện tại, sống trọn vẹn từng giây phút, từng giờ, từng ngày. 

Nói như vậy không phải ta là người không biết lo nghĩ chu toàn hay tầm nhìn.

Ta vẫn có mục tiêu trong cuộc sống nhưng đừng nghĩ quá nhiều về nó/cũng đừng lo lắng, sau khi xác định mục tiêu cuộc đời rồi hãy tập trung tất cả tinh lực vào hiện tại.

Ta sẽ tự nhận biết và điều chỉnh nếu có phát sinh. Người thực hành được sự chánh niệm trong hiện tại mới có thể đạt được tâm thái không vướng mắc vào nhiều điều tiêu cực đó ông

Dùng phép duyên tụ duyên tan để quán chiếu điều này nha ông. Nếu hội tụ đủ duyên, trong đó có nỗ lực hiện tại của bản thân thì ắt tương lai sẽ biểu hiện quả của các duyên đó.

Còn chưa đủ duyên mà ngồi đó tính toán, cân đối cũng sẽ không có kết quả đó ông. Cái này dân gian mình dùng từ “thời vận”.

Ba là là giữ giới và thiền định.

Với cá nhân bình thường trong cuộc sống sau quy y thì giữ 5 giới và thực hành các hạnh phóng sanh, bố thí (nếu có cơ hội): không sát sanh (hãy phóng sanh chim, cá nếu có thể), không trộm cắp (hãy bố thí nếu có thể), không tà dâm, không nói dối, không rượu bia quá đà/chất kích thích.

Thiền định nếu có thời gian ngồi thiền thì quá tốt. Nếu không thì có thể linh động, thiền định trong khi đi bộ, trong khi làm việc nhà,…

Nắm lấy hơi thở, giữ chặt nó để thân tâm là một. Từ từ tâm trí ông sẽ mở mang và có hướng giải quyết các vướng mắc trong cuộc sống.

Không cần phải có xâu chuỗi, hãy dùng xâu chuỗi vô hình chính là hơi thở của ta.

Đặc biệt những hình ảnh ta thấy trong lúc ngồi thiền không có gì là đặc biệt hoặc dự báo tương lai cả, đừng vướng mắc vào đó, tất cả chỉ là ảo ảnh do tâm ma sinh ra.

Thiền chỉ đơn giản là giữ hơi thở để thân và tâm là một từ đó phát sinh tuệ để thấy/biết sâu sắc những vướng mắc và tháo gỡ chúng được.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *